Thông tin mới nhất về số phận 19 "ông lớn" Nhà nước sau khi rời siêu ủy ban

Thông tin mới nhất về số phận 19 "ông lớn" Nhà nước sau khi rời siêu ủy ban

Căn cứ ý kiến của Bộ Chính trị tại Văn bản số 13038-CV/VPTW của Văn phòng Trung ương Đảng về kết luận phiên họp Bộ Chính trị ngày 10/1/2025 về phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, Bộ Nội vụ (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo) báo cáo Ban Chỉ đạo của Chính phủ về việc bổ sung, hoàn thiện báo cáo tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.

18 tập đoàn, tổng công ty đang giao cho Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước quản lý sẽ được chuyển về Bộ Tài chính quản lý. Đáng chú ý, riêng Tổng công ty Viễn thông MobiFone chuyển về Bộ Công an quản lý (tổ chức đảng của Tổng công ty chuyển về trực thuộc Đảng ủy Công an Trung ương).

Trước đó, theo kế hoạch ban đầu, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ chuyển giao nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu tại 19 tập đoàn, tổng công ty về bộ quản lý chuyên ngành.

Tại hội nghị tổng kết Nghị quyết 18 của Bộ Công Thương, cơ quan này cho biết sẽ tiếp nhận lại chức năng đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước với 6 doanh nghiệp Nhà nước từ Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo đề xuất mới, EVN cũng sẽ chuyển về Bộ Tài chính quản lý (Ảnh: EVN).

Bao gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex),777PNL online casino Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba).

Tổng công ty MobiFone thành lập vào năm 1993 với tên ban đầu là Công ty Thông tin di động (VMS), là nhà mạng viễn thông di động đầu tiên của Việt Nam. Tháng 12/2014, MobiFone được chuyển đổi thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Đến tháng 11/2018, MobiFone được chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của MobiFone ước đạt 2.048 tỷ đồng trong năm 2024, vượt 20,6% kế hoạch năm.

Bên cạnh đó, các lĩnh vực dịch vụ số của nhà mạng này cũng tăng trưởng mạnh với MobiFone Meet (+1.050%), Cloud (+312%), mobiAgri (+49%), MobiFone Invoice (+58%). Tầm nhìn của MobiFone đến năm 2030 là trở thành Tập đoàn công nghệ tiên phong trong ngành công nghệ số, cung cấp hạ tầng số chủ lực. 

19 doanh nghiệp do Ủy ban trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu gồm:

1. Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước

2. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam

4. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

5. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

6. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

7. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

8. Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam

9. Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

10. Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam

11. Tổng Công ty Hàng không Việt Nam

12. Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam

13. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam

14. Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam

15. Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam

16. Tổng Công ty Cà phê Việt Nam

17. Tổng Công ty Lương thực miền Nam

18. Tổng Công ty Lương thực miền Bắc

19. Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam



Trang Trước:123jili com super Ace
Trang Sau:@Jilidaycs