Giải pháp kiểm soát, cải thiện chất lượng không khí - 777PNL login Register
777PNL login Register
777PNL login Register

Giải pháp kiểm soát, cải thiện chất lượng không khí

2025-01-19 19:29:36

Giải pháp kiểm soát, cải thiện chất lượng không khí

Giải pháp kiểm soát, cải thiện chất lượng không khí

Chú thích ảnh

Chất lượng không khí nhiều khu vực của Thủ đô Hà Nội ở mức có hại cho sức khỏe. Ảnh tư liệu: Thành Đạt/TTXVN

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã trở thành vấn đề đáng lo ngại trong nhiều năm qua, đặc biệt sau thông tin Thủ đô nhiều lần lọt nhóm các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới. Điều này không chỉ gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường sống và chất lượng cuộc sống của người dân. Trước thực trạng này, chính quyền thành phố đối diện với áp lực lớn trong việc triển khai các giải pháp cấp bách nhằm kiểm soát, cải thiện chất lượng không khí và đảm bảo sự phát triển bền vững cho Hà Nội.

Chỉ số đáng báo động

Những ngày đầu tháng 1/2025, chỉ số AQI tại Hà Nội cho thấy tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề, liên tục ở ngưỡng có hại, với mức cao nhất tới hơn 400. Màn sương mù bụi dày đặc không chỉ gây khó khăn cho các hoạt động giao thông mà còn làm gia tăng các vấn đề sức khỏe cho người dân.

Điển hình vào khoảng 8 giờ ngày 7/1/2025, ứng dụng đo chỉ số chất lượng không khí xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới với AQI ở ngưỡng 272 - mức tím, rất có hại cho sức khỏe con người. Đáng chú ý nhiều ngày qua, khu vực Hồ Tây đứng đầu về ô nhiễm. Cụ thể: Phố Tô Ngọc Vân mức 416, Ciputra 408, Quảng Khánh 372, Quảng Bá 320... Đây đều là những chỉ số ô nhiễm ở ngưỡng nâu - mức nguy hại cho sức khỏe con người. Các khu vực khác ghi nhận AQI ở ngưỡng tím như: Từ Hoa (Tây Hồ) 256, Lê Duẩn (Hoàn Kiếm) 256, Lò Đúc (Hai Bà Trưng) 270, Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm) 233…

Theo các dữ liệu từ VN AIR của Bộ Tài nguyên và Môi trường và moitruongthudo.vn của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, chất lượng không khí tại Thủ đô thường xuyên nằm ở mức kém và xấu, đặc biệt trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau. Những con số thống kê chỉ ra rằng, trong các đợt ô nhiễm cao điểm, chỉ số AQI thường xuyên dao động ở mức 200, vượt xa ngưỡng an toàn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. 

Đặc biệt, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới; đồng thời cũng ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3. Trong đó, ô nhiễm bụi mịn được ghi nhận hầu hết tại các quận, huyện; nhất là các quận nội thành tập trung đông dân cư và hoạt động giao thông.

Các chuyên gia y tế cảnh báo,Jilipay ô nhiễm không khí tại Hà Nội không chỉ là mối đe dọa ngắn hạn mà còn là nguy cơ dài hạn đối với sức khỏe cộng đồng. Việc tiếp xúc lâu dài với bụi mịn PM2.5 có thể gây nhiều bệnh lý nguy hiểm như: Viêm phổi, 10jili viêm phế quản, FC 777 slot login hen suyễn và ung thư phổi. Ngoài ra, Abc Jili com download bụi mịn còn là nguyên nhân gây suy giảm chức năng tim mạch, Winph99 com m home login làm tăng nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý về mạch máu.

Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng cuộc sống của người dân. Các hoạt động ngoài trời bị hạn chế, giao thông gặp khó khăn do tầm nhìn giảm. Ngoài ra, các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp làm tăng chi phí y tế, tạo gánh nặng tài chính cho cá nhân và xã hội.

Thách thức trong đô thị hóa

Chú thích ảnh

Cầu Long Biên chìm trong màn sương mờ ảo do không khí bị ô nhiễm nặng, sáng 2/1/2025. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Hà Nội là một trong những thành phố đông đúc và phát triển nhanh nhất tại Việt Nam với hơn 8 triệu dân và hàng triệu phương tiện giao thông lưu thông mỗi ngày. Trong đó, giao thông vận tải là nguồn phát thải bụi mịn lớn nhất, chiếm từ 50 - 70% tổng lượng phát thải PM2.5. Các phương tiện cũ,777PNL login Registerjilieagle không đạt chuẩn khí thải vẫn hoạt động phổ biến khiến lượng khí thải độc hại gia tăng.

Ngoài ra, thành phố còn đối mặt với các nguồn phát thải từ hơn 17 khu công nghiệp, khoảng 1.300 làng nghề và tình trạng đốt rác tự phát tại các vùng ngoại ô. Việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch như xăng dầu cùng với việc sử dụng bếp than tổ ong và đốt phụ phẩm nông nghiệp cũng góp phần làm tăng mức độ ô nhiễm không khí.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Minh Tấn cho biết, quy hoạch đô thị chưa đồng bộ và việc thiếu các biện pháp bảo vệ môi trường trong phát triển hạ tầng, các hoạt động xây dựng không kiểm soát cũng là nguồn phát sinh bụi mịn lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng không khí tại các khu vực nội đô. Dù Hà Nội bước đầu kiểm kê được nguồn phát thải nhưng việc chậm triển khai các giải pháp xử lý dẫn đến mức độ ô nhiễm không thuyên giảm mà luôn ở mức tăng cao.

Chìa khóa giải quyết vấn đề ô nhiễm 

Chú thích ảnh

Các tuyến đường Hà Nội mờ mịt trong làn sương mù và bụi mịn, sáng 2/1/2025. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội là một vấn đề phức tạp và cấp bách, là những thách thức lớn đối với sự phát triển đô thị văn minh, đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ từ chính quyền, doanh nghiệp và người dân. Các giải pháp đồng bộ như: kiểm soát nguồn thải, phát triển giao thông xanh, xây dựng vùng phát thải thấp và nâng cao nhận thức cộng đồng là những bước đi quan trọng để cải thiện chất lượng không khí.

Theo Kế hoạch quản lý chất lượng không khí đến năm 2030, Hà Nội đặt mục tiêu giảm 20% tổng lượng phát thải bụi PM2.5 so với năm 2019, tương đương giảm 6.200 tấn bụi mịn. Một trong những giải pháp trọng tâm là triển khai vận hành hệ thống quan trắc tự động để theo dõi và giám sát chất lượng không khí. Dữ liệu từ hệ thống này sẽ giúp các cơ quan chức năng xác định rõ nguyên nhân ô nhiễm, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý hiệu quả.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết, thành phố yêu cầu xử lý triệt để tình trạng đốt rơm rạ và rác thải tại các khu vực ngoại thành; đồng thời tăng cường quản lý giao thông bằng cách phân luồng và điều tiết tại các nút giao ùn tắc. Việc triển khai vùng phát thải thấp (LEZ) từ năm 2025 được coi là bước đột phá nhằm hạn chế các phương tiện không đạt chuẩn khí thải lưu thông khu vực nội đô. Mặt khác, thành phố đang nghiên cứu và lấy ý kiến hoàn thiện các chính sách hỗ trợ xe buýt sử dụng năng lượng sạch, mở rộng hệ thống tàu điện trên cao và phát triển các dự án giao thông công cộng hiện đại.

"Phát triển giao thông xanh là giải pháp dài hạn để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí. Mục tiêu của thành phố là đến năm 2030 hạn chế hoạt động của xe máy tại các quận nội đô, tiến tới loại bỏ hoàn toàn xe máy cũ không đạt chuẩn khí thải. Các phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là ô tô chạy dầu diesel cũng bị hạn chế hoạt động tại các khu vực trung tâm", Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh.

Ngoài ra, Hà Nội đang kêu gọi đầu tư vào các dự án giao thông công cộng như: hệ thống BRT, Monorail và đường sắt đô thị. Việc phát triển giao thông công cộng không chỉ giảm thiểu khí thải mà còn cải thiện đáng kể chất lượng không khí, tạo ra một hệ sinh thái giao thông bền vững.

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, ô nhiễm không khí không chỉ là vấn đề của riêng Hà Nội mà còn mang tính liên vùng và quốc tế. Thành phố cần phối hợp chặt chẽ với các tỉnh lân cận để kiểm soát các nguồn phát thải xuyên biên giới. Đồng thời, sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế sẽ giúp Hà Nội nâng cao năng lực trong quản lý và cải thiện chất lượng không khí.

Mới đây, tại Hội nghị về "Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam", Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho rằng, vấn đề ô nhiễm không khí tại Việt Nam xuất hiện như hệ quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa. Song, tình trạng ô nhiễm đã tăng lên mức đáng lo ngại trong khoảng 10 năm gần đây, tập trung tại các thành phố lớn.

Hiện, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất nhiều chính sách quan trọng như: tăng cường thuế bảo vệ môi trường, áp dụng phí khí thải và xây dựng lộ trình tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt hơn cho các phương tiện giao thông. Các biện pháp này không chỉ giúp giảm phát thải mà còn thúc đẩy ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

Với sự quyết tâm và hợp tác từ nhiều phía, Hà Nội có thể đạt được mục tiêu trở thành đô thị xanh, sạch và đáng sống, mang lại môi trường an toàn và lành mạnh cho các thế hệ sau.