Nhận định được đưa ra tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia vào hôm 13/1. Tổng Bí thư lấy hình mẫu thành công của các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Đức, Nhật Bản hay gần đây là Ấn...
Nhận định được đưa ra tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia vào hôm 13/1. Tổng Bí thư lấy hình mẫu thành công của các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Đức, Nhật Bản hay gần đây là Ấn Độ, Ireland, Hàn Quốc và Singapore để chứng minh vai trò của khoa học kỹ thuật.
Với mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, Tổng Bí thư nhấn mạnh phải coi khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chủ chốt. Đây chính là "chìa khóa vàng", là yếu tố sống còn để vượt qua bẫy thu nhập trung bình và nguy cơ tụt hậu, đồng thời hiện thực hóa khát vọng hùng cường và thịnh vượng của dân tộc.
Để thực hiện các mục tiêu lớn, Tổng Bí thư nhấn mạnh quan điểm luôn quán triệt xem đầu tư vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là chiến lược lâu dài, chấp nhận độ trễ và rủi ro trong triển khai. Xem đây là khoản đầu tư, mà đầu tư thì chấp nhận có thắng có thua.
Trong việc thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài, Tổng Bí thư lấy ví dụ một số dự án tập đoàn công nghệ lớn có ý định đầu tư vào Việt Nam, nhưng quy trình thủ tục quá rườm rà, vướng nhiều thứ, mất hàng năm trời không triển khai được. Vấn đề này phải được rà soát lại để cải cách mạnh mẽ ngay từ năm 2025.
Trong việc thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài, Tổng Bí thư lấy ví dụ một số dự án tập đoàn công nghệ lớn có ý định đầu tư vào Việt Nam, nhưng quy trình thủ tục quá rườm rà, vướng nhiều thứ, mất hàng năm trời không triển khai được. Vấn đề này phải được rà soát lại để cải cách mạnh mẽ ngay từ năm 2025.
Một trong 8 nhiệm vụ được Tổng Bí thư đưa ra là thúc đẩy hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với các quốc gia tiên tiến, nhất là trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, bán dẫn và năng lượng tái tạo. Chúng ta phải biết cách "đứng trên vai của những người khổng lồ".
Theo Tổng Bí thư, có nhiều nghị quyết được áp dụng nhưng kết quả phát triển khoa học - kỹ thuật chưa được như mong đợi. Do vậy, Nghị quyết 57 không thay thế các nghị quyết trước đây nhưng có thể xem là “Nghị quyết giải phóng tư duy khoa học”, “Nghị quyết để thực hiện các Nghị quyết”, “Nghị quyết của hành động”.
Tại Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI, Tổng Bí thư ghi nhận những thành tựu của ngành công nghiệp công nghệ trong nước. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt vẫn chưa đóng góp nhiều vào chuỗi giá trị.
Theo dữ liệu thống kê, Việt Nam thuộc nhóm dẫn đầu về xuất khẩu điện thoại thông minh, linh kiện máy tính, gia công phần mềm, linh kiện điện tử. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được chưa cao khi doanh nghiệp trong nước đóng góp ít vào chuỗi giá trị. "Tôi cứ tự hỏi đây liệu có phải là 'ngộ nhận', là 'tự huyễn' hoặc, là 'tự ru mình' không?'", Tổng Bí thư đặt vấn đề.
Theo Tổng Bí thư, sắp tới đây chúng ta phải thu hút FDI có chọn lọc tốt hơn. Đừng để Việt Nam trở thành cứ điểm “lắp ráp- gia công”, là bãi rác về công nghệ của thế giới, trong khi doanh nghiệp trong nước không học hỏi được gì.
Trong các mục tiêu được đưa ra, Tổng Bí thư nhấn mạnh việc gia tăng năng lực cạnh tranh. Trong đó, chúng ta cần phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới. Đến năm 2030, đưa Việt Nam vào top 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển công nghệ số, đồng thời tạo ra ít nhất 5 doanh nghiệp công nghệ số lớn có khả năng cạnh tranh quốc tế.
Những nhà khoa học tiên phong
"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.