Chuyển đổi bao bì bền vững hơn để giảm thải rác thải nhựa
Báo cáo từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, nhưng chỉ 27% được tái chế. Khoảng 0,28 - 0,73 triệu tấn trong số đó bị đổ ra biển.
Còn theo Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam, bao bì nhựa thải ra môi trường gây ô nhiễm nhựa là vấn đề môi trường đáng chú ý thứ hai trên thế giới, chỉ sau biến đổi khí hậu.
Là ngành có tác động lớn đến môi trường, các công ty sản xuất bao bì xem tác động của chuyển đổi xanh là nền tảng và động lực cho tương lai phát triển của mình.
SCGP, nhà cung cấp giải pháp bao bì tiêu dùng đa quốc gia hàng đầu thông qua các sản phẩm sáng tạo và bền vững, nhận ra tầm quan trọng của xu hướng này, đã chủ động tái thiết kế sản phẩm, đầu tư mạnh về công nghệ tạo ra bao bì từ nhựa tái chế hoặc có thể dễ dàng tái chế để cung ứng ra thị trường, hướng đến chuyển đổi xanh toàn diện ngành bao bì.
Theo đó, Công ty Cổ phần sản xuất Nhựa Duy Tân - công ty thành viên của SCGP - thương hiệu nhựa uy tín với 37 năm hoạt động tại Việt Nam, đã sản xuất thành công chai PCR (nhựa tái chế sau tiêu dùng hay nhựa tái chế). Loại nhựa này được tái chế từ các sản phẩm làm từ nhựa HDPE nguyên sinh với quy trình tái chế cơ học được kiểm soát chặt chẽ.
Chai nhựa Motul là một trong những sản phẩm tiêu biểu được làm từ 50% nhựa tái chế rHDPE và các hạt nhựa khác.
Đại diện thương hiệu cho biết, việc áp dụng PCR trong sản xuất bao bì mang lại nhiều thách thức nhất định. Chuyển sang vật liệu tái chế đòi hỏi Duy Tân phải nỗ lực trong việc khôi phục chất lượng của nhựa đã qua sử dụng để đảm bảo về mặt thiết kế, màu sắc, hình dáng, chất lượng cho bao bì nhựa PCR. Việc chuyển sang nhựa PCR đòi hỏi các thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn mới cần được thiết lập, tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.
Để làm được điều đó, đội ngũ công ty liên tục nghiên cứu và đổi mới công nghệ gia công khuôn mẫu tiên tiến và các giải pháp công nghệ tối ưu để đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất của khách hàng, đặc biệt là giải pháp chuyển đổi xanh.
Đầu năm 2023, chai nhựa tái chế PCR được đưa ra thị trường, thu hút nhiều đối tác sử dụng. Đến nay, sản lượng chai PCR của Duy Tân đạt hơn 290 tấn và dự kiến tăng vào năm 2025. Việc triển khai thành công PCR là nỗ lực đáng kể của nhà sản xuất và các đối tác khách hàng trong việc tạo ra bao bì bền vững, tiết kiệm tài nguyên và chi phí sản xuất, đồng thời giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường.
Năm 2021, Duy Tân đã thành công với sáng kiến cải tiến nắp chai đựng nước tương, nước mắm Maggi. Qua đó, trọng lượng sản phẩm giảm từ 5,3g xuống còn 2,8g cho mỗi nắp mới, tương đương với việc giảm 2,5g cho mỗi nắp. Sự đổi mới này góp phần tích cực vào việc giảm thiểu chất thải và bảo vệ môi trường nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và sự tiện lợi cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, những cải tiến này giúp doanh nghiệp giảm việc sử dụng nguyên liệu thô, tiêu thụ năng lượng trong sản xuất, khí thải và xử lý chất thải vào cuối vòng đời sản phẩm,777PNL online casinofilbet free 100 qua đó tối ưu hóa và bảo tồn tài nguyên trong chuỗi cung ứng.
Trong năm qua, Duy Tân cũng đã sản xuất thành công loại nắp dính liền chai với thiết kế gọn nhẹ (trọng lượng 1,7g), nguyên liệu HDPE, theo tiêu chuẩn quốc tế BRC Global về Bao bì và Vật liệu Đóng gói. Khác với nắp chai thông thường bị tách rời, nắp chai này được gắn liền chặt chẽ với thân chai. Điều này giúp giảm sự phân tán rộng rãi của nắp và vỏ chai sau khi sử dụng; giúp thu gom, phân loại và xử lý tái chế nhựa thuận lợi hơn, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mỗi cá nhân.
Loại nắp dính liền chai là một trong những sáng kiến độc đáo giúp rút gọn quy trình thu gom sau khi sử dụng, hạn chế phát thải ra môi trường.
Nhiều chuyên gia nhận định, nắp dính liền chai là giải pháp sáng tạo và hiệu quả trong việc chống ô nhiễm nhựa. Nhiều thương hiệu lớn trên thế giới bắt đầu chuyển đổi sang sử dụng loại nắp này, thể hiện cam kết đối với trách nhiệm xã hội. Đây cũng là cách để doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt và thu hút khách hàng quan tâm đến các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Sáng kiến bao bì vật liệu đơn (chất): Giải pháp nhựa của tương lai
Cùng với Duy Tân, Công ty Cổ Phần Bao Bì Tín Thành (BATICO) cũng không nằm ngoài xu hướng chuyển đổi xanh toàn diện trong chiến lược thực thi kinh tế tuần hoàn của tập đoàn SCG. Một trong những cải tiến bền vững của BATICO là R1/R1+, bao bì vật liệu đơn (chất) linh hoạt được làm từ một loại polymer duy nhất cho mỗi lớp, giúp việc tái chế dễ dàng hơn.
Vật liệu đơn dẻo chỉ chứa PE (LLDPE/LLDPE, MDO/LLDPE) hoặc PP (BOPP/CPP, BOPP/MCPP) được xem là bước tiến lớn trong quá trình tiến hóa hướng tới nền kinh tế tuần hoàn của toàn tập đoàn SCG đồng hành cùng chính phủ Việt Nam hướng đến mục tiêu Net Zero. Nó có thể in và có nhiều loại túi như túi 3 cạnh, túi giữa hoặc túi cuộn màng.
Bao bì đơn vật liệu phù hợp với quy trình tái chế. Sau quá trình tái chế, chúng bắt đầu một cuộc sống thứ hai như bao bì linh hoạt. Quy trình đó có thể được lặp lại theo cách sinh thái, lâu dài. Hiện BATICO đã áp dụng vật liệu đơn trong sản xuất đại trà nhiều loại bao bì cho Mondelez-Kinh Đô, CP, Walmart, CJ Foods, Trung Nguyên, Nissin Foods, President foods, Asia Foods, Vifon, and Vinamit.
Vật liệu đơn được SCGP áp dụng sản xuất đại trà nhiều loại bao bì của các nhãn hàng, giúp xanh hóa từ giai đoạn sản xuất đến người tiêu dùng cuối (Ảnh: SCG).
Bao bì vật liệu đơn do BATICO phát triển được kỳ vọng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chức năng của nhựa. Nó không chỉ có khả năng bảo quản thực phẩm và kéo dài thời hạn sử dụng mà còn có thể tái chế ở giai đoạn sau tiêu dùng. Điều này phù hợp với các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn và mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc, nhằm đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững, phát triển các ngành công nghiệp, đổi mới sáng tạo và cơ sở hạ tầng để nâng cao chất lượng cuộc sống trong xã hội, thúc đẩy tính bền vững của môi trường.
Chuyển đổi xanh đang dần trở thành kim chỉ nam trong định hướng sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Việc SCG, SCGP và các công ty thành viên nâng cao tính bền vững môi trường bằng cách tăng cường sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo, giảm thiểu lượng chất thải, hạn chế phát thải khí nhà kính và sản xuất các sản phẩm có thể tái sử dụng hoặc tái chế không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững. Qua đó đồng hành cùng cam kết của Chính phủ Việt Nam trong giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng không vào năm 2050.